Ong chúa giao phối như thế nào

Ong chúa giao phối như thế nào

Mật ong là nguyên liệu cực kỳ quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, tuy nhiên những thông tin thú vị về loài ong như việc Ong chúa giao phối như thế nào là điều mà không phải ai cũng biết. Trong mỗi tổ ong mật đều có một con ong chúa, nhiệm vụ của nó là chỉ huy đàn ong để có thể làm việc theo trật tự và đẻ thêm trứng mới, cũng như đảm bảo cho sự tồn tại của cả đàn. Hãy cùng xem cách thức mà ong chúa thực hiện việc giao phối như thế nào trong bài viết này nhé.

Ong chúa có vai trò và nhiệm vụ như thế nào trong một đàn ong?

Cách nhận biết ong chúa

Mỗi một đàn ong hoặc tổ ong chỉ có duy nhất 1 con ong chúa, nếu trường hợp có từ 2 ong chúa trở lên thì sớm muộn đàn ong này cũng sẽ bị tách đàn hoặc ong chúa mới được sinh ra để thay thế cho con ong chúa đã già yếu. Ong chúa có cơ thể khá lớn và nổi bật hơn so với kích thước của ong thợ, bụng của chúng thon dài, cân đối, bên trong chứa 2 buồng trứng rất phát triển.

Phần lưng, ngực của chúng khá rộng và toàn thân có màu vàng đen hoặc nâu đen. Ong chúa là một con ong cái phát trưởng thành có nhiệm vụ là đẻ trứng để tăng quân số và đảm bảo sự tồn tại của đàn ong. Ngoài ra ong chúa còn tiết ra một loại chất là Feromon với nhiệm vụ chỉ huy và duy trì trật tự của cả đàn ong với số lượng rất lớn.

ong chúa giao phối

Vai trò của ong chúa và ong thợ

Ong chúa và ong thợ có điểm giống nhau là đều được sinh ra từ trứng đã thụ tinh, tuy nhiên ấu trùng ong chúa được ưu tiên chăm sóc trong mũ chúa và được ăn sữa chúa do ong thợ tiết ra. Còn ấu trùng ong thợ được nuôi ở các loại tổ thường và chỉ được cho ăn sữa chúa 3 ngày đầu tiên, sau đó sẽ được nuôi bằng mật và phấn hoa cho tới khi trưởng thành.

Ong chúa được ong thợ chăm sóc rất tỉ mỉ nên tuổi thọ ong chúa khá dài, trung bình là khoảng 3 năm nhưng cũng có những con ong chúa sống lâu đến tận 5-6 năm. Ong chúa chỉ sung sức nhất trong 1-2 năm đầu và khi chúng càng già thì tỷ lệ đẻ ra trứng không thụ tinh sẽ lớn hơn, khi chất Feromon trong cơ thể ong chúa tiết ra ngày càng ít thì ong thợ sẽ bắt đầu xây mũ chúa và cấp tạo chúa mới.

Thời gian trưởng thành của ong chúa khác các loại ong khác như thế nào?

Chỉ có một ong mật chúa đã giao phối được chấp nhận trong một đàn ong, ong mật chúa có trách nhiệm đẻ tất cả các loại trứng. Theo yêu cầu của đàn ong và tất cả ong thợ, ong đực trong đàn đều là con của ong chúa, tất cả chúng đều là anh chị em với nhau. Ong mật chúa có thời gian từ khi còn là trứng đến khi trở thành ong trưởng thành sẽ là 16 ngày, điều này chính là điểm khác nhau với ong thợ và ong đực bởi ong thợ phải mất đến 21 ngày và ong đực phải mất tới 24 ngày mới trở thành ong trưởng thành.

ong khoái

Ong chúa giao phối như thế nào?

Để duy trì được nòi giống và cũng như để thực hiện nhiệm vụ của mình, ong chúa phải không ngừng giao phối để cho ra đời những cấp bậc con mới. Việc giao phối này có vai trò hết sức quan trọng trong việc sinh tồn của loài ong, và vì thế quá trình này được rất nhiều nhà khoa học thực hiện việc nghiên cứu và từ đó cho ra những kết quá đáng bất ngờ.

Với ong mật việc giao phối diễn ra bên ngoài tổ và được thực hiện trong những lần chúng bay, và hành động giao phối được thực hiện ngay trên không. Thường thì chúng sẽ thực hiện một lần bay và sử dụng số tinh trùng đó cho những lần đẻ trứng trong suốt cuộc đời của mình. Tuy nhiên theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, có những con ong chúa cảm thấy số lượng tinh trùng không đủ thì chúng sẽ tiến hành giao phối lần hai.

tập tinh của ong chúa

Để phục vụ cho việc giao phối này các con ong đực sẽ luôn chờ sẵn ở bên ngoài tổ ong, chúng từ những tổ ong khác bay đến với hành vi để duy trì tính đa dạng di truyền trong quần thể. Ong chúa sẽ bay vào nhóm ong đực và tìm bạn tình hoặc tiết ra Pheromone để dẫn dụ ong đực bay theo, quá trình giao phối thường diễn ra rất nhanh. Khi ong đực đưa bộ phận sinh dục của mình vào để xuất tinh thì một phần của bộ phận sinh dục ở ong đực bị dính lại trên phần bụng của ong chúa, sau đó ong đực rơi ra ngoài và chúng sẽ chết ngay lập tức.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về quá trình giao phối ở ong chúa, hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm kiếm thêm những kiến thức bổ ích. Bee Farm là một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm từ tự nhiên và đặc biệt là các loại mật ong rừng từ phổ thông cho đến quý hiếm. Nếu muốn được sở hữu các loại sản phẩm này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé.

Bee Farm 

Vp phân phối: 22 đường số 8, KDC Cityland Garden Hills, Phường 5, Gò Vấp, HCM 

Trại ong: ĐT725, Tà Nung, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam 

Hotline: 0919775289 

Email: info@beefarm.vn

Web: https://beefarm.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *